Chiến lược phát triển giai đoạn 20-25

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

UBND HUYỆN  ĐẮK R’LẤP                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ:05/KHCLPT-LTT                                             Quảng Tín, ngày 05 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

LÝ TỰ TRỌNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 TẦM NHÌN 2030

 

Trường THCS Lý Tự Trọng thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2012 theo Quyết định số 3370/QĐ-CT của UBND huyện Đắk R’Lấp. Trường tọa lạc trên diện tích 9000m2 thuộc địa bàn thôn 10, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Sau 11 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của Phòng GD&ĐT huyện Đắk R’Lấp, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả từ Ban đại diện CMHS đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Trường đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào góp phần phát triển giáo dục, nâng cao dân trí của địa phương. Đội ngũ giáo viên không ngừng nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Số giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp đạt tỷ lệ cao cả về số lượng và số giải, tỷ lệ này được duy trì hàng năm; tỷ lệ học sinh lên lớp và trúng tuyển vào các trường THPT đạt trên 98%.

Sau 12 năm thành lập, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; trường đã phấn đấu vươn lên trở thành một cơ sở giáo dục đáng tin cậy, tháng 1 năm 2019 nhà trường được công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết đinh số 135/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 20119 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, bổ sung hàng năm bảo đảm cho cho các hoạt động giáo dục, dạy học. Với những cố gắng đó, nhiều năm liên tục nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc; Công đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Liên đội TNTPHCM là những tổ chức luôn luôn đạt vững mạnh xuất sắc được các cấp khen tặng, Chi bộ nhà trường đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm. Hiện nay, nhà trường tiếp tục vươn lên để khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục huyện nhà, là địa chỉ tin cậy của nhân dân và học sinh.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020- 2025 tầm nhìn đến năm 2030, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển của trường THCS Lý Tự Trọng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Cùng các trường trong huyện, trong tỉnh xây dựng ngành giáo dục địa phương ngày càng phát triển theo hướng “Kỷ cương, chất lượng, nhân văn và phát triển”, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã Quảng Tín nhiệm kỳ 2020-2025 góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – Xã hội ở địa phương.

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1. Đặc điểm tình hình chung

1.1. Môi trường bên trong:

1.1.1.  Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

–  Số lượng (Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019):  30 người

+ Trong đó: Ban giám hiệu: 01; Giáo viên: 25; Nhân viên: 04

– Chất lượng đào tạo:

+ Giáo viên: đạt chuẩn đào tạo, trong đó:

Trình độ Đại học: 25 đồng chí (tỷ lệ 83%)

Trình độ Cao đẳng: 5 đồng chí (tỷ lệ 17%)

–  Giáo viên dạy giỏi các cấp:

+ Cấp trường: 25/25 (tỷ lệ 100%) ;

+ Cấp huyện: 9 GV   (tỷ lệ  36 %) ;

+ Cấp Tỉnh:16 GV    (tỷ lệ 64 %))

+ Nhân viên: Đại học: 01 ; Cao đẳng: 01; Trung cấp:    01 đc

1.1.2. Học sinh:

– Tuyển sinh vào lớp 6: 149

–  Hiện tại toàn trường có 518 học sinh.

–  Biên chế thành 13 lớp trong đó:

+ Khối 6:  học sinh: 04 lớp

+ Khối 7:  học sinh: 04 lớp

+ Khối 8:  học sinh: 03 lớp

+ Khối 9:  học sinh: 02 lớp

– Bình quân 40 học sinh/ lớp.

– Công tác phổ cập THCS và phổ cập giáo dục Trung học: Phổ cập giáo dục THCS trong độ tuổi 15 đến 18 TNTHCS đạt chuẩn phổ cập ở mức độ 2

1.1.3. Điểm mạnh:

– Công tác quản lý của Ban giám hiệu: CBQL  năng động, sáng tạo, trong công tác quản lí, chỉ đạo, tác phong làm việc khoa học sâu sát, tác động lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường; có tầm nhìn dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Luôn gương mẫu trong việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết Trung ương đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ, được sự tín nhiệm, tin tưởng của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân địa phương.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên: Có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, có nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm tốt; trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, yên tâm công tác; có lập trường bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới giáo dục; Có lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác; có năng lực hoạt động ,yêu nghề, mến trẻ, gắn bó với học sinh, xây dựng nhà trường phát triển và có uy tín cao đối với học sinh, phụ huynh.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, yên tâm công tác, có lập trường bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt;

– 90% học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện tốt; 100% học sinh hạnh kiểm tốt, khá; 65 % học lực khá, giỏi.

1.1.4. Điểm yếu:

–  Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định( 07 thầy cô ), đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao; Thiếu 02 cán bộ quản lý.

– Học sinh:  tỷ lệ học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số cao. Công tác chuyên cần không đồng đều và bcoong tác duy trì sĩ số khó khăn. Tỉ lệ học sinh yếu 5% còn thụ động trong học tập, không phát huy năng lực ảnh hưởng đến chất lượng chung.

– CSVC, Đồ dùng, thiết dạy học cũ, hỏng, đã xuống cấp chưa được sữa chữa và thay thế kịp thời. Các phòng bộ môn chưa có.

– Nhân lực: Thiếu 01 CBQL, thiếu 04 nhân viên ( 01 NV Kế toán, 01 NV thiết bị và 01 NV Thư viện, 01 bảo vệ)

1.2. Môi trường bên ngoài:

1.2.1.Thời cơ:

– Chính sách quốc gia về đầu tư, đổi mới GD từng bước cải thiện giúp cho Kế hoạch GD trong nhà trường được triển khai đồng bộ, đúng quy định.

– Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phòng giáo dục đã tạo điều kiện cho Kế hoạch GD trong nhà trường được triển khai đồng bộ, kịp thời và đúng quy định.

– Kinh tế địa phương ngày càng phát triển và ổn định, ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sơ vật chất, thiết bị dạy học ngày càng tăng.

– Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thuận lợi cho nhà trường triển khai đồng bộ đổi mới giáo dục và dạy- học.

– Thực hiện tốt quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục trên khung chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2.2. Thách thức:

Tình hình kinh tế của nhân dân trên địa bàn những năm gần đây rất khó khăn khi giá nông sản (tiêu, cà phê, điều,..) đi xuống nên khó khăn về công tác xã hội hóa GD.

Ngân sách địa phương dành cho giáo dục chưa đáp ứng về CSVC để phục vụ đổi mới GD.

Địa bàn xã có bộ phận không nhỏ dân di cư các nơi khác đến không có vườn rẫy chủ yếu đi làm thuê ( hái cà, tiêu, điều thuê…), đặc thù địa bàn học sinh đến trường quá xa, cuộc sống 1 bộ phận nhân dân chưa ổn định, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em. Nhiều trò chơi, quán hàng thu hút học sinh; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; khoảng 25 % phụ huynh còn buông lỏng quản lý con em.

1.2.3. Các vấn đề ưu tiên:

–  Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, chú trọng bồi dưỡng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, kỹ năng xử lý tình huống;

–  Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với  mục tiêu giáo dục đào tạo;

–  Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh, xây dựng nền nếp làm việc khoa học, năng động, sáng tạo;

–  Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý;

–  Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh, giáo dục ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và cộng đồng;

–  Thực hiện nghiêm túc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục theo chu kỳ và áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường, của Ban giám hiệu và giáo viên, học sinh.

II.  ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:

1. Tầm nhìn:

– Từ năm 2020-2025: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện; chú trọng phát triển kỹ năng; ý thức học tập suốt đời.

– Từ năm 2025-2030: Là nơi đáng tin cậy về chất lượng giáo dục – Nơi ươm mầm những ước mơ làm chủ tương lai, luôn khát vọng học tập suốt đời, biết tư duy và sáng tạo, thích ứng với thời đại mới để sẵn sáng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Sứ mệnh:

Xây dựng môi trường học tập kỉ cương, nề nếp, chất lượng, phát huy tính tư duy, sáng tạo, tính đoàn kết, trung thực, thân ái, khát vọng vươn lên, biết phát triển kỹ năng mềm; ứng xử tốt với mọi tình huống trong cuộc sống tương lai.

3. Những giá trị cơ bản của nhà trường:

Tạo dựng môi trường học tập “Trách nhiệm, thân thiện, hợp tác, sáng tạo, hiệu quả”.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

3.1.Mục tiêu chung:

Tiếp tục xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện, có cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt.

Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Phấn đấu duy trì kiểm  định chất lượng mức độ II (vào năm 2024)

Nhà trường trở thành một địa chỉ về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn đi đầu của huyện nhà.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

3.2.1. Giai đoạn 2020 đến 2025:

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên:

+ Tổng số CBGVNV dự kiến 33 người

Cán bộ quản lý: Phấn đấu có đủ CBQL ( 03 người), 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên, trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Giáo viên: Có 100% giáo viên đạt trình độ đại học; 100%  giáo viên có tay nghề chuyên môn giỏi;

-100% CBGVNV ứng dụng thành thạo CNTT phục vụ tốt cho công tác giáo dục, quản lý, giảng dạy.

+ Học sinh:

Quy mô: Lớp học 13 lớp.

Học sinh: 835

Chất lượng giáo dục: Có 100% Học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục thi vào học  các trường THPT, vào học các trường chuyên nghiệp, đào tạo nghề, các em biết hình thành thói quen và phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, kỹ năng tự chủ trong cuộc sống …

Học sinh học lực giỏi: 20-25%, Học sinh học lực khá: 40-45%.

Học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên: 15%- 17%

Chất lượng hạnh kiểm: 100% hạnh kiểm khá, tốt.

Học sinh tốt nghiệp THCS: tỷ lệ 100%.

Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động đoàn đội, câu lạc bộ và các hoạt động xã hội, từ thiện…

+ Kiểm định chất lượng giáo dục: Hoàn thành hồ sơ tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và đăng ký đánh giá ngoài theo chuẩn mới của Thông tư 18/2018.

+ Cơ sở vật chất:

Tiếp tục khai thác tốt cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện có, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm thêm trang thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu tham khảo, … đáp ứng nhu cầu dạy và học trong thời kỳ đổi mới.

3.2.2.Giai đoạn  2025 đến 2030:

Tổng số CBGVNV dự kiến 33 người

Cán bộ quản lý: 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên, trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Giáo viên: Có 100% giáo viên đạt trình độ đại học; 100%  giáo viên có tay nghề chuyên môn giỏi;

100% CBGVNV ứng dụng thành thạo CNTT phục vụ tốt cho công tác giáo dục, quản lý, giảng dạy.

+ Học sinh:

Quy mô: Lớp học: 14 lớp.

Học sinh: 550HS.

Chất lượng giáo dục: Có 100% Học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục thi vào học  các trường THPT, vào học các trường chuyên nghiệp, đào tạo nghề, các em biết hình thành thói quen và phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, kỹ năng tự chủ trong cuộc sống.

Học sinh học lực giỏi: 20-25%, Học sinh học lực khá: 40-45%.

Học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên: 15-17%

Chất lượng hạnh kiểm: 100% hạnh kiểm khá, tốt

Học sinh tốt nghiệp THCS: tỷ lệ 100%.

Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các câu lạc bộ, hoạt động đoàn đội và các hoạt động xã hội, từ thiện…

+ Kiểm định chất lượng giáo dục: Hoàn thành hồ sơ tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và đăng ký đánh giá ngoài theo chuẩn mới của Thông tư 18/2018.

+ Cơ sở vật chất:

Tiếp tục khai thác tốt cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện có, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục để sửa cổng trường, tường rào, mua sắm thêm trang thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu tham khảo, giảng dạy, … đáp ứng nhu cầu dạy và học trong thời kỳ đổi mới.

IV.  CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:

4.1.Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện:

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động sinh hoạt, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống tốt, trở thành những ngưới công dân có ích.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

4.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức lối sống lành mạnh, có năng lực chuyên môn giỏi, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với trường, thương yêu học sinh, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xứng đáng là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo để học sinh noi theo.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên.

4.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:

Khai thác có hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất đồng thời tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

Người phụ trách:  Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và kế toán, nhân viên thư viện, thiết bị, y tế, văn phòng.

4. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; xây dựng thư viện điện tử, trang bị các phần mềm về quản lý, sử dụng trang Thông tin điện tử nhà trường khai thác dữ liệu cũng như kế hoạch công tác, hội họp… góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, hội đồng chuyên môn, nhóm công tác công nghệ thông tin.

4.5.  Huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia phát triển nhà trường.

– Nguồn tài chính

+ Ngân sách nhà nước: Thực hiện theo kế hoạch dự toán NS hàng năm;

+ Ngoài ngân sách: Xã hội, cơ quan doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cá nhân, cha mẹ học sinh.

– Nguồn lực vật chất:

+ Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc, hoạt động thể dục thể thao và các công trình phụ trợ khác.

+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy và học.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4.6.  Xây dựng thương hiệu:

Xây dựng thương hiệu “Ngôi trường hạnh phúc” có uy tín trong huyện, tỉnh..

Xác lập tín nhiệm, thương hiệu đối với trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu nhà trường.

V. TỔ CHỨC THEO DÕI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

5.1. Triển khai, phổ biến kế hoạch:

Kế hoạch được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

5. 2. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược có thể điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

5.3. Quá trình thực hiện:

Từ năm 2020 đến 2025: Tiếp tục đưa các hoạt động của nhà trường đi vào chiều sâu và hình thành những yếu tố mới tạo nên một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt; xác lập thương hiệu, uy tín đối với học sinh, phụ huynh và toàn xã hội, Trườngđạt danh hiệu xuất sắc.

Từ năm 2025 đến 2030: Tiếp tục duy trì thương hiệu trường THCS Lý Tự Trọng là trường trọng điểm chất lượng cao, có chất lượng giáo dục cao đáp ứng được yêu cầu xã hội, mỗi học sinh được phát triển năng lực cá nhân và tư duy độc lập sáng tạo.

Đối với hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh; thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

Đối với phó hiệu trưởng: Căn cứ nhiệm vụ được phân công giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

Đối với các tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược.

Đối với cá nhân, cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học, đề xuất các giải pháp để tiếp tục thực hiện kế hoạch cho những năm tiếp theo.

 

 

Nơi nhận:                                                                                         HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GD-ĐT(phê duyệt);                                                                     (Đã ký)

– UBND xã Quảng Tín (b/c);

– BGH(T/h)

– Tổ CM, tổ chức, đoàn thể(T/h)

– Lưu VT.                                                                                           Vũ Chí Thử